Tin tức

Cần làm rõ công nghệ, hiệu quả của dự án

(Xây dựng) - Theo Hào Phú Thành cho biết Dự án thí điểm sử dụng chất thải rắn làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng tại Tam Điệp (Ninh Bình) do Tổ chức Năng lượng mới và Phát triển công nghệ công nghiệp Nhật Bản (NEDO) viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam dưới hình thức chuyển giao toàn bộ dây chuyền thiết bị công nghệ và hướng dẫn lắp đặt, vận hành nhà máy. Tổng kinh phí dự kiến 71 triệu Yên. Bộ Xây dựng được giao chủ trì phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ TN&MT cùng và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện dự án. Phía NEDO uỷ thác các công việc thực hiện dự án cho Cty Kawasaki, Cty Marubeni và Clean Authority of TOKYO23.
 


 

Công nghệ hoàn toàn mới

Dự án có công suất xử lý 200 tấn rác thải rắn/ngđ, với công nghệ xử lý rác thành nhiên liệu cho lò nung clinker là công nghệ nhiệt phân. Sản phẩm sau khi xử lý là khí đốt và tro (có thể dùng làm nguyên liệu đầu vào thay thế cho sét trong sản xuất xi măng). Lò khí hoá rác thải là hệ thống chính của nhà máy, thiết kế theo kiểu công nghệ tầng sôi tiên tiến của Nhật Bản.

Để triển khai dự án có hiệu quả, Bộ Xây dựng giao TCty Xi măng Việt Nam (VICEM) lựa chọn địa điểm áp dụng, thoả thuận và thống nhất với địa phương về nguồn cung cấp rác ổn định, lâu dài (khối lượng, chất lượng, cự ly vận chuyển…), xác định phạm vi, cơ chế phối hợp thực hiện dự án giữa địa phương và nhà máy, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (FS) cho Nhà máy Xi măng Tam Điệp (Ninh Bình).

Theo công ty xây dựng Hào Phú Thành cho biết Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý cung cấp đủ khối lượng rác theo yêu cầu của cơ quan tư vấn dự án - Cty Tư vấn Đầu tư phát triển xi măng, trong thời gian dài, ổn định và vận chuyển đến chân công trình - Cty CP Xi măng Tam Điệp (VICEM Tam Điệp). Hiện Ninh Bình đang phải chi trả chi phí xử lý cho mỗi tấn rác là 100.000 đồng theo công nghệ xử lý rác thành phân compost.

Như vậy, sau khi có kết quả tính toán báo cáo FS, tỉnh Ninh Bình sẽ xem xét giá xử lý rác, đồng thời mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan có các chính sách ưu đãi để có thể chi trả chi phí xử lý rác cho VICEM với mức hợp lý.

Dự kiến, Cty Kawasaki - đơn vị được uỷ thác chuyển giao công nghệ và thiết bị tài trợ cho dự án, sẽ trình FS cho NEDO phê duyệt vào ngày 18/3/2016.

Viện trợ không hoàn lại cũng là tài sản Nhà nước

Mới đây, Cty Tư vấn đầu tư phát triển xi măng trình Bộ Xây dựng Dự thảo FS của dự án với tổng mức đầu tư 447 tỷ đồng, thời gian đầu tư 21 tháng, sản lượng xử lý 66.000 tấn rác thải rắn/năm. Trong đó, vốn được tài trợ bởi NEDO hơn 280 tỷ đồng (chiếm 65% tổng số vốn), vốn tự có của DN hơn 30 tỷ đồng (chiếm hơn 6,9%) và vốn vay trong nước hơn 110 tỷ đồng (chiếm hơn 27%).

Đơn vị này cho rằng, dự án chỉ có lợi tích cao về mặt lợi ích xã hội, không đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Qua đó, đề đảm bảo dự án có tính khả thi, vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như xã hội, cơ quan tư vấn dự án đề xuất Chính phủ hỗ trợ xử lý rác với mức 550.000 đ/tấn rác, không tính giá trị thiết bị được tài trợ vào giá trị DN, được vay 80% phần vốn đối ứng của DN với mức lãi suất ưu đãi bằng 50% mức lãi suất tín dụng thông thường và được đóng thuế thu nhập DN ở mức 10%, miễn trong 4 năm đầu, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Trước đề xuất này, nhiều chuyên gia các Bộ KH&CN, KH&ĐT, Tài chính cho rằng, đây là một dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam, có lợi ích xã hội cao, do đó phần lớn những đề xuất ưu đãi về thuế, lãi suất của tư vấn dự án đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, dự thảo FS cần làm rõ công nghệ của dự án.

Riêng cơ chế phí và lệ phí xử lý rác thải của dự án vẫn phải theo cơ chế chung. Chính phủ không hỗ trợ cho bất kỳ dự án, địa phương nào. Ninh Bình là một tỉnh phát triển về du lịch, số lượng khách du lịch trong năm 2015 khoảng 6 triệu lượt khách. Dự kiến trong những năm tới sẽ đón nhận từ 7 - 9 triệu lượt khách. Do đó, tỉnh sẽ có nguồn thu đáng kể từ các DN hoạt động du lịch. Trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu đã quy định rõ: Mức giá xử lý rác thải rắn sinh hoạt khác với mức giá xử lý rác thải rắn đối với khu vực dịch vụ (hai mức giá khác nhau). Như vậy, tiền thu từ xã hội hoá của tỉnh Ninh Bình có thể đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí xử lý rác cho VICEM.

Cao Thanh

Tin liên quan